1. Skip to Menu
  2. Skip to Content
  3. Skip to Footer

+ Phòng Đào tạo công bố số liệu tạm tính giờ giảng quy đổi học kỳ 2 (đợt 1) năm học 2023-2024.

+ Công bố danh sách dự kiến xử lý học vụ học kỳ 1 năm học 2023-2024

+ Phòng Đào tạo công bố số liệu tạm tính giờ giảng quy đổi học kỳ 1 (đợt 2) năm học 2023-2024.

+ THÔNG BÁO VỀ VIỆC XÉT VÀ CÔNG NHẬN TỐT NGHIỆP ĐỢT 1 NĂM HỌC 2023-2024 (KỲ 123).

+ CÔNG BỐ DANH MỤC HỌC PHẦN HỌC KỲ II NĂM HỌC 2023 - 2024 [HK223] VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ ĐĂNG KÝ MÔN HỌC

+ THÔNG BÁO ĐIỀU CHỈNH THỜI GIAN HỌC ĐỐI VỚI CÁC HỌC PHẦN NGOẠI NGỮ CƠ BẢN, NGOẠI NGỮ I (BẮT ĐẦU HỌC TỪ NGÀY 02/10/2023)

+ THÔNG BÁO VỀ VIỆC XÉT VÀ CÔNG NHẬN TỐT NGHIỆP ĐỢT 3 NĂM HỌC 2022-2023

+ PHÒNG ĐÀO TẠO CÔNG BỐ DANH SÁCH DỰ KIẾN CÔNG NHẬN TỐT NGHIỆP HỌC KỲ 222

+ Thông báo về việc cập nhật phòng học và thời khóa biểu Học kỳ 1 năm học 2023-2024 (Kỳ 123).

+ PHÒNG ĐÀO TẠO CÔNG BỐ DANH SÁCH SINH VIÊN ĐÃ ĐĂNG KÝ XÉT TỐT NGHIỆP HỌC KỲ 222

+ CÔNG BỐ DANH MỤC HỌC PHẦN HỌC KỲ I NĂM HỌC 2023 - 2024 [HK123] VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ ĐĂNG KÝ MÔN HỌC.

+ Phòng Đào tạo công bố số liệu giờ giảng quy đổi học kỳ II năm học 2022-2023; định mức giờ chuẩn và giờ chuẩn quy đổi năm học 2022 - 2023.

Previous
Next

Thông Tin Đào Tạo

Tham gia khảo sát CTĐT dành cho giảng viên và nhà tuyển dụng:Link phiếu khảo sát


CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

 

Chương trình đào tẠo

Ngành QUẢN LÝ XÂY DỰNG

Construction Management

Mã ngành 50662

Mã tuyển sinh C580302

·        Mục tiêu đào tạo - Chuẩn đầu ra

Chương trình này nhằm đào tạo những Cử nhân Cao đẳng Quản lý Xây dựng có phẩm chất chính trị, có đạo đức và sức khỏe tốt, có trách nhiệm với bản thân và xã hội.; cung cấp cho người học những nền tảng kiến thức cơ bản và kiến thức chuyên ngành, đáp ứng nhu cầu về nhân lực trong điều kiện của ngành xây dựng phát triển ngày càng cao. Trên cơ sở đó người được đào tạo có định hướng rõ ràng, phù hợp về chuyên môn, ngành nghề, phát triển toàn diện về nhân cách và nghề nghiệp, trau dồi, phát triển được những kỹ năng cần thiết để tiếp tục tự học, tự nghiên cứu hoàn thiện bản thân, đủ khả năng thích ứng với sự thay đổi của môi trường làm việc và xã hội:

1.      Yêu cầu về kiến thức: 

1.1. Kiến thức chung:

·         Hiểu biết về đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước.

·         Có kiến thức cơ bản về khoa học xã hội và khoa học tự nhiên để tiếp thu kiến thức chuyên nghiệp và học tập nâng cao trình độ.

1.2. Kiến thức chuyên môn:

·         Nắm được các nguyên lý cơ bản về quản lý dự án, quản lý kinh tế và đầu tư trong xây dựng cơ bản nói chung để áp dụng vào chuyên ngành Quản lý xây dựng;

·         Hiểu biết các kiến thức cơ bản về các loại hình công trình xây dựng và quy trình thiết kế, xây lắp và tổ chức thi công để tham gia quản lý dự án công trình xây dựng quy mô vừa và nhỏ;

·         Hiểu biết các kiến thức cơ bản về xây dựng kế hoạch, chiến lược đầu tư, thiết lập và đánh giá được tính khả thi của các dự án xây dựng quy mô vừa và nhỏ;

·         Hiểu biết các kiến thức cơ bản về công nghệ quản lý, khai thác các dự án xây dựng quy mô vừa và nhỏ trên phương diện kỹ thuật và kinh tế;

·         Hiểu biết kiến thức chuyên nghiệp về công nghệ tính toán, thiết lập các hồ sơ mời thầu, dự thầu, hồ sơ thanh quyết toán công trình xây dựng cơ bản;

·         Hiểu biết các kiến thức cơ bản để tính toán, đánh giá hiệu quả kinh tế các dự án xây dựng quy mô vừa và nhỏ nhằm khắc phục sự rủi ro, lãng phí nguồn lực trong quá trình thực hiện cũng như vận hành, triển khai dự án;

·         Hiểu biết các kiến thức cơ bản để tìm kiếm cơ hội nguồn vốn đầu tư trong xây dựng cơ bản;

·         Đảm bảo đủ kiến thức để tiếp tục học tập liên thông ở bậc đào tạo cao hơn..

2.      Yêu cầu về kỹ năng:

2.1. Kỹ năng chuyên môn:

·         Kỹ năng đọc bản vẽ kỹ thuật: Đọc, hiểu các bản vẽ kiến trúc, kết cấu và thi công công trình xây dựng dân dụng, công nghiệp và giao thông vận tải;

·         Kỹ năng tính toán: Giải quyết được các bài toán kinh tế kỹ thuật như: Tính toán nhu cầu vốn đầu tư, tiên lượng, chi phí, giá thành sản phẩm xây dựng; Tính toán thời gian, tiến độ, tài nguyên về nhân lực, vật tư, thiết bị, nhà xưởng, kho bãi…và tính toán được các khối lượng thực hiện, hoàn công, chênh lệch giá, chi phí phát sinh khi triển khai dự án xây dựng;

·         Kỹ năng quản lý, giám sát: Thực hiện được các chức năng của một cán bộ kỹ thuật trong việc quản lý dự án xây dựng; Biết lập các mô hình tiến độ thi công, triển khai, theo dõi, giám sát và đánh giá các quá trình tổ chức thi công xây dựng; Thực hiện các biện pháp an toàn lao động. Biết quản lý và khai thác sử dụng các công trình xây dụng và công nghiệp quy mô vừa và nhỏ về: Khối lượng, tiến độ, chi phí, chất lượng và hiệu quả kinh tế cho dự án;

·         Kỹ năng lập báo cáo đầu tư xây dựng công trình (dự án tiền khả thi), lập dự án đầu tư xây dựng công trình (dự án khả thi) đối với các dự án xây dựng quy mô vừa và nhỏ;

·         Kỹ năng lập hồ sơ khái toán, dự toán, dự thầu công trình xây dựng;

·         Kỹ năng lập hồ sơ thanh quyết toán công trình xây dựng;

·         Kỹ năng thực hành: Có khả năng đo đạc, kiểm tra, thí nghiệm và xử lý số liệu trong các công tác thí nghiệm vật liệu xây dựng, thí nghiệm cơ học - địa kỹ thuật, công tác trắc địa, địa chất thủy văn và biết khai thác sử dụng một số máy móc thiết bị xây dựng đơn giản, thông dụng, …

·         Kỹ năng ứng dụng tin học: Sử dụng được máy tính và biết khai thác, ứng dụng được các phần mềm thông dụng (MO. Project, G8, Hitossoft, Acitt, MO. Excel kỹ thuật và Autocad) trong tính toán, phân tích quản lý dự án và kinh tế xây dựng .

.

2.2. Kỹ năng mềm:

·         Có khả năng tham gia hoạt động nghiên cứu khoa học, làm việc nhóm, giao tiếp, thuyết trình và soạn thảo văn bản.

·         Tiếng Anh tổng quát trình độ A2+ (theo khung tham chiếu Châu Âu) tương đương TOEIC 300-350.

·         Kỹ năng tin học tương đương trình độ B. Tiếp thu, khai thác và sử dụng được các phần mềm chuyên ngành.

3.      Yêu cầu về thái độ

·         Có tư cách đạo đức tốt, chấp hành pháp luật Nhà nước.

·         Có ý thức kỷ luật và tác phong công nghiệp.

·         Có ý thức trách nhiệm công dân và bảo vệ môi trường.

·        Cơ hội nghề nghiệp   

Sinh viên tốt nghiệp có đủ kiến thức, kỹ năng và phẩm chất để làm việc tại các Ban quản lý dự án công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp, công trình xây dựng giao thông, thủy điện, thủy lợi và hạ tầng đô thị; các sở, ban, phòng quản lý dự án và quản lý đô thị, kiến trúc, tài nguyên, môi trường; các quỹ đầu tư phát triển; ngân hàng, kho bạc Nhà nước; các công ty tư vấn thiết kế, xây lắp; các đội thi công công trình xây dựng…

Cụ thể với các chức trách chuyên môn và quản lý như sau:

 

o        Đơn vị quản lý Nhà nước về xây dựng cơ bản: Cán bộ kỹ thuật quản lý dự án; các phòng kế hoạch- tài chính; kế toán, cán bộ kỹ thuật các bộ phận quản lý xây dựng cơ bản, quản lý đô thị, cơ sở hạ tầng, cán bộ phòng tín dụng, Ngân hàng, Qũy đầu tư phát triển…

 

o        Đơn vị thi công xây dựng: Cán bộ kỹ thuật các phòng quản lý đấu thầu, phòng kế hoạch vật tư; cán bộ giám sát, cán bộ quản lý kỹ thuật; cán bộ phụ trách các tổ, đội thi công… Chuyên viên lập dự toán; hồ sơ thanh quyết toán; hồ sơ mời thầu, dự thầu…

o        Đơn vị tư vấn khảo sát, thiết kế: Họa viên kết cấu, kiến trúc;

o        Đơn vị tư vấn quản lý xây dựng: Cán bộ quản lý, giám sát tiến độ, chi phí, chất lượng công trình xây dựng;

o        Phòng thí nghiệm, kiểm định chất lượng công trình: Thí nghiệm viên.

·        Phương thức đào tạo

+ Tín chỉ

+ Tập trung

+ 2 – 4 năm tùy khả năng & điều kiện của người học

+ Số giờ lên lớp trung bình 20 tiết /tuần

·        Khả năng phát triển nghề nghiệp:

+ Sinh viên tốt nghiệp có cơ hội học chuyển tiếp theo hệ liên thông đại học hoặc hệ hoàn chỉnh đại học của các trường Đại học

+ Sinh viên có khả năng chuyển đổi chuyên ngành hoặc học thêm chuyên ngành thứ 2 phù hợp với ngành đào tạo (Công nghệ kỹ thuật công trình xây dựng; Công nghệ kỹ thuật công trình giao thông; Công nghệ kỹ thuật công trình thủy; Xây dựng hạ tầng đô thị; Công nghệ quản lý môi trường…).

+ Có khả năng tự học để thích ứng với môi trường làm việc và khả năng học tập suốt đời

·        Danh sách các học phần

Số

TT

Mã học phần

Tên học phần

Số tín chỉ

Số tín chỉ

HP tiên quyết(*)

HP học trước

HP song hành(+)

LT-BT

TH-TN

Th. tập 

·        Kiến thức Giáo dục Đại cương

 

Các học phần bắt buộc

1

5020340

Đường lối CM của ĐCSVN

3

0

0

3

NLCB của CNMLN I  

2

5020420

Giải tích I

3

0

0

3

 

3

5020460

Ngoại Ngữ I

2

0

0

2

Ngoại Ngữ cơ bản  

4

5020470

Ngoại Ngữ II

2

0

0

2

Ngoại Ngữ I  

5

5020350

NLCB của CNMLN I

2

0

0

2

 

6

5020400

NLCB của CNMLN II

3

0

0

3

NLCB của CNMLN I  

7

5020492

Phương pháp số và xác suất thống kê

2

0

0

2

Giải tích I  

8

5020560

Quy hoạch tuyến tính

2

0

0

2

Giải tích I  

9

5050021

Tin học đại cương

2

0

0

2

 

10

5020210

Tư tưởng Hồ Chí Minh

2

0

0

2

NLCB của CNMLN I  

11

5020430

Vật Lý I (Cơ - Nhiệt)

2

0

0

2

 

12

5041642

Vẽ Kỹ Thuật I

2

0

0

2

 

Số tín chỉ GDĐC phải tích lũy :

27

 

 

Các học phần tích lũy Chứng chỉ thể chất và Chứng chỉ quốc phòng

1

5020320

Giáo dục quốc phòng

0

0

3

3

 

2

5020290

Giáo dục thể chất I

0

1

0

1

 

3

5020300

Giáo dục thể chất II

0

1

0

1

 

4

5020310

Giáo dục thể chất III

0

1

0

1

 

 

Các học phần kiến thức kỹ năng mềm – bắt buộc tích lũy 1 tín chỉ

1

5020511

Giáo dục Môi trường

1

0

0

1

 

2

5020531

Kỹ năng giao tiếp

1

0

0

1

 

3

5020521

Phương pháp học tập NCKH

1

0

0

1

 

 

Các học phần tự chọn tự do

1

5020550

Giải tích II

2

0

0

2

Giải tích I -

2

5051313

Kỹ thuật Lập trình

2

0

0

2

Tin học đại cương -

3

5020500

Ngoại Ngữ cơ bản

2

0

0

2

 

4

5020480

Ngoại Ngữ III

2

0

0

2

Ngoại Ngữ II -

5

5050021T

TH Tin học đại cương

0

1

0

1

Tin học đại cương(+) -

6

5050032

Tin học văn phòng

2

0

0

2

Tin học đại cương -

7

5020440

Vật Lý II (Điện - Từ)

2

0

0

2

Vật Lý I (Cơ - Nhiệt) -

·        Kiến thức Giáo dục Chuyên nghiệp

 

Các học phần bắt buộc

1

5041450

Cơ học lý thuyết I

2

0

0

2

 

2

5060743

Công trình đường

3

0

0

3

Địa kỹ thuật xây dựng  

3

5060752

Địa kỹ thuật xây dựng

3

0

0

3

 

4

5066000

Đồ án chuyên ngành QLXD

5

0

0

5

KT đầu tư &Quản trị dự án(*)

Quản trị doanh nghiệp XD(*)  

5

5061753

Đồ án kinh tế đầu tư và Quản trị dự án

1

0

0

1

Kinh tế đầu tư và Quản trị dự án(+)  

6

5061723

ĐA quản trị doanh nghiệp XD

1

0

0

1

Quản trị doanh nghiệp XD(+)  

7

5061302

Dự toán xây dựng

2

0

0

2

Kỹ thuật thi công I  

8

5061843

Kế hoạch và dự báo xây dựng

2

0

0

2

 

9

5061823

Kế toán xây dựng cơ bản

3

0

0

3

 

10

5060123

Kết cấu bê tông cốt thép I

3

0

0

3

Sức bền vật liệu  

11

5060802

Kết cấu thép I

3

0

0

3

Sức bền vật liệu  

12

5061562

Kiến trúc Xây dựng

2

0

0

2

Vẽ Kỹ Thuật I  

13

5061743

Kinh tế đầu tư và
Quản trị dự án

3

0

0

3

Tài chính doanh nghiệp  Thống kê doanh nghiệp  

14

5054002

Kinh tế học vi mô

3

0

0

3

 

15

5060242

Kinh tế xây dựng

2

0

0

2

Kinh tế học  

16

5060273

Kỹ thuật thi công I

3

0

0

3

Vật liệu xây dựng  

17

5061402

Luật xây dựng

1

0

0

1

 

18

5061733

Quản lý chất lượng xây dựng

2

0

0

2

Tổ chức thi công  

19

5061713

Quản trị doanh nghiệp XD

3

0

0

3

Tài chính doanh nghiệp
Tổ chức thi công  

20

5040152

Sức bền vật liệu

3

0

0

3

Cơ học lý thuyết I  

21

5061853

Tài chính doanh nghiệp

2

0

0

2

Kinh tế học  

22

5061833

Thống kê doanh nghiệp

2

0

0

2

 

23

5060062

Thực hành trắc địa

0

0

1

1

Trắc địa(+)  

24

5061773

Thực tập Kỹ thuật QLXD

0

0

2

2

Thực tập Nhận thức QLXD   

25

5061763

Thực tập Nhận thức QLXD

0

0

1

1

 

26

5061783

Thực tập Tốt nghiệp QLXD

0

0

2

2

Thực tập Kỹ thuật QLXD  

27

5060852

TN VL và cấu kiện xây dựng

0

1

0

1

Vật liệu xây dựng(+)  

28

5060863

Tổ chức thi công

2

0

0

2

Kỹ thuật thi công I(+)  

29

5060082

Trắc địa

2

0

0

2

 

30

5061642

Vật liệu xây dựng

2

0

0

2

 

31

5061652

Vẽ kỹ thuật xây dựng I

1

1

0

2

Vẽ Kỹ Thuật I  

 

Tổng số

69

 

 

Các học phần tự chọn bắt buộc – phải tích lũy 9 tín chỉ

1

5061432

Autocad nâng cao

1

1

0

2

Vẽ kỹ thuật xây dựng I  

2

5060722

Công nghệ thi công mới

2

0

0

2

Kỹ thuật thi công I  

3

5060733

Công trình cầu

3

0

0

3

Kết cấu bê tông cốt thép I  

4

5060393

Đồ án Tổ chức thi công

0

1

0

1

Tổ chức thi công(+)  

5

5061883

Lập định mức xây dựng

1

1

0

2

Kỹ thuật thi công I  

6

5054003

Luật kinh tế

2

0

0

2

 

7

5061813

Mô hình toán kinh tế trong xây dựng

2

0

0

2

Quy hoạch tuyến tính  

8

5061262

Ngoại ngữ chuyên ngành XD

2

0

0

2

Ngoại Ngữ II  

9

5061803

TH Tin học ứng dụng QLXD

0

1

0

1

Tin học ứng dụng QLXD(+)  

10

5061793

Tin học ứng dụng QLXD

2

1

0

3

Tin học đại cương  

11

5060513

Tin học xây dựng

1

1

0

2

Sức bền vật liệu

12

5061192

Tính toán kỹ thuật ứng dụng

1

1

0

2

Đại số tuyến tính

13

5061632

Thiết kế kết cấu trên máy tính

1

1

0

2

Tin học xây dựng

14

5060193

Đồ án kỹ thuật thi công I

0

0

1

1

Kỹ thuật thi công I

Tổng số

105

 

Mô tả tóm tắt các học phần giáo dục chuyên nghiệp

Kinh tế học vi mô

Học phần trang bị cho sinh viên một số kiến thức cơ bản, tương đối cơ bản chuẩn xác về kinh tế và quản lý kinh tế ở mức độ hoạt động của doanh nghiệp và hệ thống kinh tế quốc gia.

Sau khi kết thúc môn học, sinh viên nắm vững các kiến thức kinh tế học, qui luật của nền kinh tế, các yếu tố tác động đến hoạt động doanh nghiệp, cách thức doanh nghiệp phản ứng với thị trường… Nắm vững các khái niệm, hệ thống, mục tiêu, chính sách kinh tế vĩ mô…

Quy hoạch tuyến tính

Học phần giúp sinh viên có khả năng lập được mô hình toán học và giải các bài toán qui hoạch thường gặp trong  kỹ thuật, trong sản xuất, trong kinh tế, trong thi công như: bài toán qui hoạch tuyến tính và phương pháp đơn hình, bài toán qui hoạch tuyến tính đối ngẫu; bài toán vận tải; bài toán sản xuất đồng bộ; phương pháp sơ đồ mạng PERT.

Tài chính doanh nghiệp xây dựng

Học phần được biên soạn cho sinh viên quản lý dự án nhằm trang bị các kiến thức về tài chính và hoạt động quản trị tài chính trong doanh nghiệp xây dựng.

Luật xây dựng

Học phần kiến thức Luật xây dựng cung cấp các kiến thức cơ bản về các văn bản pháp luật Nhà nước trong lĩnh vực xây dựng cơ bản, các văn bản về đầu tư, đấu thầu trong xây dựng.

Sức bền vật liệu  

Học phần này cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản nhất về xác định ứng suất và biến dạng trong vật thể dưới tác dụng tải trọng trên các giả thiết về vật liệu; tính toán độ bền, độ cứng và độ ổn định của thanh trong các trường hợp chịu lực đơn giản: kéo, nén, uốn, xoắn nhằm làm cơ sở để nghiên cứu các trạng thái chịu lực phức tạp khác. Ngoài ra học phần này còn nhằm mục đích xây dựng và bước đầu tạo cho sinh viên những trực giác kỹ thuật trong việc nhìn nhận sự làm việc của công trình, hình ảnh vật lý của các vấn đề kỹ thuật xây dựng.

Địa kỹ thuật xây dựng

  Học phần gồm 2 phần: Cơ học đất và địa chất công trình.

  Phần 1 cung cấp cho sinh viên các kiến thức về bản chất của đất, các giả thuyết lý thuyết và thực nghiệm, các quá trình cơ học xảy ra trong đất khi chịu các tác động bên ngoài và bên trong, sự hình thành của đất, các pha hợp thành đất, các đặc trưng vật lý của đất, các tính chất cơ học và các đặc trưng liên quan, sự phân bố ứng suất trong đất, các vấn đề biến dạng, sức chịu tải của nền đất, ổn định của khối đất và áp lực đất lên vật rắn. Trên cơ sở đó, vận dụng để giải quyết các vấn đề liên quan đến việc sử dụng đất vào mục đích xây dựng công trình.

 

Phần 2 cung cấp cho sinh viên các cơ bản về đất đá xây dựng, một số tính chất nước, vật lý và cơ học của đất đá, nước dưới đất, các hiện tượng, quá trình địa chất nội - ngoại động lực, các phương pháp khảo sát địa chất công trình và cảnh quan môi trường xây dựng. Sau khi kết thúc học phần này sinh viên phải  có được các kiến thức cơ bản, cập nhật về đất đá xây dựng.

Kinh tế xây dựng 

Học phần Kinh tế xây dựng nhằm cung cấp cho sinh viên ngành Quản lý dự án những kiến thức cở bản về Quản Lý Nhà Nước, quản lý Doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất kinh doanh xây dựng. Các phương pháp phân tích đánh giá hiệu quả kinh tế, giải pháp thiết kế và có thể khai thác tốt các công trình xây dựng cơ bản khi đưa công trình vào sử dụng.

Yêu cầu sau khi kết thúc môn học: Sinh viên phải nắm vững hệ thống và cơ cấu quản lý nhà nước đối với ngành XD, có thể phân tích-đánh giá- so sánh lựa chọn phương án đầu tư các công trình xây dựng, nắm vững phương thức hoạt động và tổ chức kinh doanh ở các DNXD. Có thể triển khai và quản lý các khâu trong quá trình thực hiện kinh doanh XD.

Kế toán xây dựng cơ bản

Trang bị cho sinh viên các kiến thức cơ bản về công tác kế toán trong doanh nghiệp xây dựng, và các đơn vị của chủ đầu tư. Hướng dẫn được sinh viên đọc hiểu được các thông tin trên báo cáo kế toán xây dựng cơ bản – là một trong những thông tin quan trọng của nhà quản lý dự án.

Thống kê doanh nghiệp

Trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về công tác thống kê của các doanh nghiệp xây dựng, hướng dẫn cho sinh viên đọc và phân tích quy luật số lớn về tình hình kinh doanh của Doanh nghiệp xây dựng. Trên cơ sở đó phân tích rút ra các bài học kinh nghiệm trong việc lập chiến lược kinh doanh cũng như công tác xây dựng kế hoạch tài chính.

Kế hoạch dự báo xây dựng

Mục đích của học phần nhắm trang bị cho sinh viên quản lý dự án những kiến thức tổng quan về dự báo kinh tế và hướng dẫn nội dung, phương pháp xây dựng chiến lược, kế hoạch trong hoạt động kinh doanh xây dựng.

Dự toán Xây Dựng

Học phần này bao gồm các kiến thức cơ bản giúp sinh viên hiểu được các khái niệm về định mức vật tư và nhân công trong quá trình thi công xây dựng. Các phương pháp tính toán định mức và thiết lập dự toán chi phí vật tư, nhân công, máy xây dựng... trong quá trình xây dựng công trình.

Quản trị doanh nghiệp xây dựng

Học phần này nhằm trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về: Quản lý nhà nước, quản lý doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất – kinh doanh xây dựng, các phương pháp tổ chức – phân tích – đánh giá hiệu quả kinh tế phương án sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp xây dựng. Yêu cầu sau khi kết thúc môn học, sinh viên nắm vững các hệ thống và cơ cấu quản lý của Nhà nước đối với ngành xây dựng, phương thức hoạt động, tổ chức sản xuất kinh doanh ở doanh nghiệp xây dựng. Có thể đề xuất, phân tích lựa chọn phương án sản xuất tối ưu. Có thể triển khai và quản lý các quá trình thực hiện hiệu quả kinh doanh trogn doanh nghiệp xây dựng.

Đồ án quản trị doanh nghiệp xây dựng

Đồ án quản trị doanh nghiệp xây dựng nhằm giúp sinh viên thực hành tính toán, đề xuất phương án tổ chức, quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp xây dựng sau khi thắng thầu và ký hợp đồng, các phương pháp tổ chức – phân tích – đánh giá hiệu quả kinh tế phương án sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp xây dựng, sự luân chuyển dòng tiền tệ theo quy định của Bộ Tài chính đối với hoạt động sản xuất kinh doanh xây dựng.

Yêu cầu sau khi kết thúc môn học, sinh viên nắm vững các phương pháp phân tích – tổ chức- đánh giá hiệu quả kinh tế tài chính của phương án. Có thể đề xuất, phân tích và lựa chọn phương án sản xuất tối ưu. Có thể triển khai quá trình quản lý các khâu trong quá trình thực hiện kinh doanh xây dựng.

Quản lý chất lượng xây dựng

Học phần này cung cấp cho sinh viên các kiến thức cơ bản về quản lý chất lượng xây dựng cơ bản trong tất cả các giai đoạn Chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư và kết thúc đầu tư, bàn giao công trình đưa vào sử dụng, đồng thời kiểm soát sản phẩm do mình làm ra và quản lý các dự án xây dựng hiệu quả hơn.

Kinh tế đầu tư và quản trị dự án

Công cuộc công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước, việc nâng cao năng lực cho các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp xây dựng nói riêng được thực hiện chủ yếu thông qua dự án đàu tư. Kiến thức về kinh tế đầu tư và quản trị dự án là kiến thức chuyên ngành quan trọng của cử nhân quản lý dự án. Học phần này cung cấp các kiến thức cơ bản về kinh tế đầu tư và quản trị dự án. Sau khi hoàn thành học phần này, sinh viên có khả năng tham gia lập, thẩm định và quản lý các dự án đầu tư, có kiến thức nền tảng để tiếp cận với các học phần sau này.

Đồ án kinh tế đầu tư và quản trị dự án

Thực hiện đầy đủ các nội dung về lập dự án đầu tư trong quy chế quản lý đầu tư và xây dựng do Bộ Xây Dựng ban hành. Trong đó quan tâm kỹ đến việc lựa chọn các chỉ tiêu phân tích, lựa chọn tiêu chuẩn hiệu quả cho từng chỉ tiêu, xác định đúng đắn giá trị tiền tệ theo thời gian. Sinh viên phải đề xuất ít nhất hai phương án chọn để tính toán và lựa chọn phương án hiệu quả cho dự án.

Vật liệu xây dựng

Nội dung của học phần giới thiệu các kiến thức cơ bản về tính năng cơ lý và các yêu cầu kỹ thuật của các loại vật liệu xây dựng phổ biến: Bêtông, bêtông cốt thép, thép xây dựng, gỗ xây dựng, gạch, đá thiên nhiên,  kính, chất kết dính vô cơ, vữa, bê tông nặng dùng xi măng, bêtông asphal, vật liệu hoàn thiện... Phương pháp xác định các chỉ tiêu chất lương của các vật liệu, phục vụ cho thiết kế, thi công và nghiệm thu các công trình xây dựng

Thí nghiệm VLXD

Học phần củng cố kiến thức lý thuyết vật liệu xây dựng, nâng cao kỹ năng thực hành thí nghiệm vật liệu xây dựng thông qua các bài thí nghiệm xác định những tính chất cơ - lý  của một số  vật liệu xây dựng cơ bản như: gạch đất sét nung, cát, đá, ximăng, bêtông,thép, vữa, bitum, bêtông nhựa.

Kết cấu bê tông cốt thép 1

Nội dung của học phần nhằm cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về sự làm việc của kết cấu bê tông cốt thép cũng như khả năng thiết kế các dạng kết cấu bê tông cốt thép thông thường. Học xong học phần này, sinh viên nắm được sự làm việc của bê tông và cốt thép trong kết cấu bê tông cốt thép đồng thời có khả năng thiết kế tính toán và cấu tạo các dạng kết cấu bê tông cốt thép thông thường như các cấu kiện cơ bản: sàn, dầm, khung,cột, móng, kết cấu mái...Tính toán kiểm tra được các bài toán thiết kế tiết diện kết cấu bê tông cốt thép theo trạng thái giới hạn thứ 1 về cường độ và ổn định; Tính toán biến dạng các vết nứt, co ngót, độ võng và từ biến của bêtông trong công trình theo trạng thái giới hạn thứ 2.

Kết cấu thép I 

Học phần này nhằm cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ sở của kết cấu thép bao gồm: vật liệu thép trong kết cấu xây dựng, cách cấu tạo và tính toán các loại liên kết hàn, liên kết bu lông, liên kết đinh tán, cách thiết kế các cấu kiện cơ bản như dầm thép, cột thép, dàn thép. Học xong học phần này, sinh viên nắm được sự làm việc của kết cấu thép và liên kết kết cấu thép cơ bản thông dụng; có kỹ năng tính toán kết cấu thép và liên kết kết cấu thép trong công trình xây dựng.

Kỹ thuật thi công I

Trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản để giải quyết những vấn đề về kỹ thuật  thi công xây dựng như: Công tác chuẩn bị mặt bằng XD, công tác thi công phần ngầm; công tác thi công phần thân bao gồm: Thi công kết cấu bêtông cốt thép, kết cấu thép, kết cấu gạch đá; công tác thi công phần mái và hoàn thiện.

Học xong học phần này, sinh viên nắm được nguyên tắc, quy trình kỹ thuật, biện pháp thi công công trình xây dựng dân dụng, công nghiệp bằng các kết cấu bê tông cốt thép và gạch đá. Biết sử dụng máy móc và thiết bị xây dựng trong công tác thi công.

Tổ chức thi công

Nội dung của học phần bao gồm các phần cơ bản sau: Lập tiến độ xây dựng, tổ chức xây dựng theo dây chuyền, lập tiến độ theo phương pháp sơ đồ mạng, lập tổng các biểu đồ dự trữ tài nguyên, nhân lực và vật tư; thiết lập tổng mặt bằng  thi công công trình xây dựng.

Học xong học phần này sinh viên được trạng bị các kiến thức về lập kế hoạch và tổ chức sản xuất xây dựng ở công trường nói chung và quản lý tổ chức thi công các công trình xây dựng nói riêng. Biết chuẩn bị tài nguyên, máy móc thiết bị, kho bãi, kỹ thuật cung cấp điện, nước cho quá trình thi công tại công trường.

Công trình đường

Học phần này gồm hai phần chính:

Phần thiết kế đường cung cấp những kiến thức về các yếu tố cơ bản của đường ô tô, của mạng lưới đường và sự phân loại, phân cấp đường ôtô, quy luật cơ bản về chuyển động của ô tô trên đường trong hệ thống khai thác tổng thể đường ôtô "Đường - Ôtô - Lái xe – Môi trường’’ để từ đó có thể đề xuất các giải pháp thiết kế hợp lý từng hạng mục công trình tuỳ theo từng giai đoạn dự án trên cơ sở thỏa mãn mục tiêu an toàn, êm thuận và kinh tế. Giới thiệu các loại mặt đường mềm, mặt đường cứng hiện đang được sử dụng trong nước & trên thế giới; công nghệ thi công & nghiệm thu các loại mặt đường này. Cung cấp kiến thức về các phương pháp khai thác và gia công vật liệu đá, nhựa, nhũ tương, bê tông nhựa, bê tông ximăng.

 Phần thi công đường cung cấp cho sinh viên nắm được tình hình chung, đặc điểm, một số khái niệm cơ bản trong công tác thi công xây dựng nền đường ở nước ta hiện nay. Nắm được các biện pháp kỹ thuật thi công nền đường giao thông đô thị.

Công trình cầu 

Học phần này gồm hai phần chính:

Phần thiết kế cầu cung cấp cho sinh viên các khái niệm cơ bản về các công trình nhân tạo trên đường (cầu và cống). Cấu tạo chung các bộ phận và các hệ thống chính của công trình cầu; yêu cầu và trình tự các bước lập các phương án vượt chướng ngại vật (sông, suối...); nguyên tắc về khảo sát, thiết kế, phương pháp tính toán công trình cầu theo qui trình, qui phạm hiện hành;Cấu tạo các dạng cầu bê tông cốt thép; trình tự tính toán thiết kế nhịp cầu bê tông cốt thép.

 Phần thi công cầu cung cấp sinh viên kỹ năng phân tích lựa chọn các giải pháp kỹ thuật thi công hợp lý, trình tự thi công các bộ phận trong công trình cầu. Tính toán thiết kế các giải pháp thi công cụ thể vừa phù hợp với thực tế nước ta theo công nghệ và thiết bị hiện đại trên thế giới. Nắm được các phương pháp cơ bản tổ chức thi công, kiểm tra và nghiệm thu chất lượng các hạng mục công trình cầu.

Luật kinh tế

Học phần cung cấp những hiểu biết cơ bản về một số vấn đề lý luận chung về Luật kinh doanh như: Pháp luật về chủ thể kinh doanh; Pháp luật cạnh tranh và Pháp luật phá sản; Pháp luật hợp đồng kinh doanh và giải quyết tranh chấp kinh doanh. Học xong học phần này, sinh viên được trang bị kiến thức cơ bản về luật kinh tế ứng dụng trong các chuyên ngành xây dựng cơ bản.

Tin học ứng dụng trong Kinh tế XD

Học phần này giúp sinh viên nắm được một số phần mềm hiện hành ( MS Project, Excel kỹ thuật, phần mềm dự toán G8…) sử dụng để ứng dụng lên tiến độ, quản lý chất lượng, tài nguyên, chi phí, giá thành.... Học xong học phần này, sinh viên có kỹ năng khai thác các phần mềm thông dụng trong kinh tế xây dựng và quản lý dự án.

Thực hành Tin học ứng dụng trong Quản lý Xây dựng

Học phần này hướng dẫn sinh viên thực hành trau dồi các kỹ năng  sử dụng một số phần mềm chuyên ngành ( MS Project, Excel kỹ thuật, phần mềm dự toán G8…)  để ứng dụng trong kinh tế xây dựng và quản lý dự án.

Thực hiện bởi Phòng Đào Tạo